“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.
Dù ai buôn bán đường xa,
Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ba mà về”
Với truyền thống tốt đẹp đó, cô và trẻ trường mầm non 17-10 đã tìm hiểu về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương thông qua các hoạt động trải nghiệm, học tập, vui chơi cho trẻ nhằm giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc các vua Hùng qua hoạt động văn nghệ, vui chơi, tô tranh, làm mũ, trang phục, làm bánh chưng, bánh dày…


Bé giã xôi làm bánh dày, gói bánh chưng
Qua các hoạt động học tập, vui chơi, trải nghiệm giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống, đạo lý tốt đẹp của ông cha trong quá khứ, để từ đó không ngừng rèn luyện học tập để xứng đáng con cháu dòng dõi tiên rồng, đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta truyền lại cho thế hệ tương lai về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.


Bé tô tranh, làm mũ, làm trang phục Vua Hùng
Qua các hoạt động giáo dục trẻ hướng về cội nguồn của dân tộc, thể hiện lòng tự hào và biết ơn công lao của các Vua Hùng trong quá trình dựng nước và giữ nước. Giáo dục trẻ ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, chăm ngoan, học giỏi noi gương các vị Anh Hùng dân tộc.
Tin bài và ảnh: Lương Thị Nghiêm
ThS. Hoàng Thị Nguyệt Nga - Phó Trưởng khoa Lý luận cơ sở